Trang chủ / Sách Triết học
 

Zarathustra Đã Nói Như Thế

Tác giả: Friedrich Nietzsche.

Dịch giả: Trần Xuân Kiêm.

Nhà xuất bản: Nxb văn học

 

Friedrich Wilhelm Nietzsche chào đời ngày 15/10/1844 tại Röcken bei Lützen, một tỉnh nhỏ nằm về phía tây nam của thành phố Leipzig, nước Đức. Bởi vì ngày sinh này trùng với sinh nhật thứ 49 của Vua Friedrich Whilhelm IV của nước Phổ (Prussia) nên cậu bé này được đặt tên như vậy. Cha của cậu bé là ông Karl Ludwig Nietzsche (1813-1849) đã được Vua Phổ bổ nhiệm làm mục sư của tỉnh Röcken. Ông nội của cậu bé là một học giả Tin Lành (a Protestant scholar) mà trong một cuốn sách xuất bản năm 1796, ông cụ đã xác nhận "đạo Thiên Chúa sẽ mãi mãi trường tồn".
"Zarathustra đã nói như thế" (Thus Spoke Zarathustra) là một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của Friedrich Nietzsche. Đây là bản tuyên ngôn về cách chiến thắng chính mình. 30 năm sau lần xuất bản đầu tiên, chính quyền Đức đã cho in 150,000 ấn bản, cùng với các cuốn Thánh Kinh, để phát không cho binh lính trẻ trong Thế Chiến Thứ Nhất.

"Zarathustra đã nói như thế" là tác phẩm chống đối quan điểm của thế giới Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo, với lời văn vừa mang vẻ thơ phú, vừa mang tính chất tiên tri, giống như lời văn của các kinh Cựu Ước và Tân Ước.

Tác phẩm này dùng tên của một nhân vật lãnh đạo tôn giáo bí ẩn, gốc người Ba Tư, là người đã sống trước Chúa Jesus hơn 500 năm. Nietzsche đã dùng tên Zarathustra này để tăng thêm phần huyền bí. Tác phẩm này đã tạo ra khá nhiều tranh luận. Có người bảo vệ tác phẩm, cho rằng đây chỉ là một cuốn sách thuộc loại nghệ thuật (a work of art), không nên đọc để tìm hiểu một chủ thuyết (doctrine), trong khi các kẻ khác, gồm cả các đảng viên Quốc Xã Nazis, đã đòi hỏi mọi người phải đọc tác phẩm này vì tính cách giáo dục triết lý, và các kẻ Tân Quốc Xã đã dùng câu nói của Nietzsche sau đây: "Những thứ gì không giết nổi chúng ta, sẽ chỉ làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn" (That does not kill us can only make us stronger).

Khi viết ra tác phẩm kể trên, một trong các ý định căn bản của Friedrich Nietzsche là muốn chứng minh rằng các giá trị truyền thống mà đại diện là đạo Thiên Chúa, đã mất đi sức mạnh trong các đời sống cá nhân mà chỉ trình bày một thứ "luân lý nô lệ" (a slave morality), thứ luân lý tạo bởi các cá nhân yếu hèn và bực tức, những người này khuyến khích các hành vi như dịu dàng, tử tế, bởi vì thứ hành vi này phục vụ các quyền lợi của họ.

Friedrich Nietzsche đề cập tới các giá trị mới có thể tạo ra được, để thay thế các giá trị cổ truyền và các thảo luận của Nietzsche đã dẫn tới quan niệm về một thứ "siêu nhân" (overman or superman = Übermensch). Theo Nietzsche, khối đông hay tập thể làm theo tập quán, trong khi siêu nhân thì độc lập, vững tâm và rất cá nhân. Siêu nhân cảm xúc sâu xa nhưng các đam mê được kiểm soát một cách hữu lý. Trái với tôn giáo hứa hẹn các phần thưởng ở thế giới kế tới, siêu nhân xác nhận đời sống gồm cả đau đớn. Siêu nhân theo Nietzsche, là người sáng tạo ra các giá trị, là chủ của luân lý, là phản ảnh của sức mạnh và tính độc lập.

Friedrich Nietzsche cho rằng tất cả các hành vi của con người bị thúc động (motivated) do lòng ham muốn quyền lực (the will to power), đây không phải là quyền lực đối với các kẻ khác mà là đối với chính mình, đây là điều cần thiết để sáng tạo. Nietzsche đã nói tới nhiều nhân vật được coi như kiểu mẫu của "siêu nhân", trong đó có Chúa Jesus, triết gia Hy Lạp Socrates, nhà cai trị La Mã Julius Caesar, nhà khoa học xứ Florence Leonardo da Vinci, họa sĩ người Ý Michelangelo, nhà viết kịch người Anh William Shakespeare, nhà triết học người Đức Johannn Wolfgang von Goethe và Hoàng Đế Pháp Napoléon I.

Friedrich Nietzsche đã có thể sáng tác phong phú ra nhiều tác phẩm sâu xa và xuất sắc trong một số năm trường trong khi thân thể ở trong tình trạng bệnh hoạn, đau đớn, đây là lời xác định về các khả năng tinh thần đặc biệt và một ý chí mãnh liệt của tác giả.

Tư tưởng của Friedrich Nietzsche đã gây nên ảnh hưởng sâu đậm trong thế kỷ 20, nhất là tại lục địa châu Âu. Tư tưởng này đã hấp dẫn các nghệ sĩ tiền phong (avant-garde artists) là những người tự coi mình ở bên bờ của thứ xã hội thời trang, bởi vì Nietzsche đã kêu gọi mọi người phải bắt đầu bằng thứ mới, lành mạnh và sáng tạo...

Trong thập niên 1930, tư tưởng của Friedrich Nietzsche đã được các đảng Quốc Xã Đức và Phát Xít Ý xử dụng, họ đã dùng nhiều đoạn văn trích dẫn trong các tác phẩm của Nietzsche để biện minh cho chiến tranh, xâm lược và thống trị.

Friedrich Nietzsche cũng đặc biệt gây ảnh hưởng tới giới triết học Pháp trong các thập niên 1960 - 1980 do lời tuyên bố "Thượng Đế đã chết" (God is dead), do thuyết bi quan, do nhấn mạnh vào quyền lực (power) như là một thứ thúc động thực sự để đối đầu với thẩm quyền đã được thiết lập và để phát động các chỉ trích xã hội.

Phạm Văn Tuấn

Tải về

http://www.mediafire.com/?uuz1uudjmim

Chia sẻ tới các bạn bởi Dulitruc